!important; Trường học – nơi không chỉ bồi đắp kiến thức, chắp cánh ước mơ tương lai mà còn là môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh hoàn thiện bản thân, ứng xử văn hóa, hình thành nhân cách sống tốt với đầy đủ phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Nhằm tuyên truyền, định hướng tích cực cho các em học sinh trong việc xây dựng nếp sống văn hóa văn minh.
Nếp sống văn hóa văn minh là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt, công nghiệp phát triển. Xu hướng và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì thế việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh - sạch đẹp - an toàn là cần thiết đối với chúng ta.
Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh trong trường học, trong gia đình, trong từng con người là rất quan trọng. Văn hóa là sự thể hiện trình độ, khả năng nhận thức được biểu hiện qua lời nói, cách sống và làm việc của mỗi con người trong thực tiễn hàng ngày và bằng những việc làm cụ thể như: Đóng góp ủng hộ; Bảo vệ môi trường; Chấp hành luật an toàn giao thông…
Với nội dung xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, giữ gìn các giá trị truyền thống, lối sống lành mạnh. Trường TH Giang Biên tuyên truyền đến toàn thể học sinh nhà trường với nội dung sau:
  !important; I. THỰC HIỆN TỐT NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH, VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
1. Trong công tác Đội
  !important; - Xếp hàng ra vào lớp đúng giờ, ra vào lớp theo hiệu lệnh trống, không xô đẩy, chen lấn.
  !important; - Mặc đồng phục theo quy định
  !important; - Có kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người.
  !important; - Biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong học tậ
  !important; - Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
  !important; - Có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông (vào những ngày lễ lớn trong năm học).
- Tham gia tổ chức các buổi HĐNG.
- Phấn đấu học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động của Đội, của nhà trường.
- Thực hiện tốt các giờ sinh hoạt 15' đầu buổi học.
  !important; - Thực hiện tốt cuộc vận động "Thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" và hưởng ứng phong trào "Uống nước nhớ nguồn"
  !important; - Thực hiện hiệu quả phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt"
2. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
  !important; - Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
  !important; - Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.
  !important; - Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh.
  !important; - Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.
3.Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh
- Phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn ngữ thô tục, ẩn ý, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè và của người khác; không nói tục, chửi thề.
- Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhạo lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.
- Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh. Không khiêu khích, hách dịch, lên giọng “đàn anh, chị” hoặc bất kỳ biểu hiện nào thiếu văn hóa.
- Trong giao tiếp phải thể hiện tính trung thực, khoan dung, độ lượng, lòng nhân ái. Không phân biệt địa giới, chia rẽ học sinh xã này xã khác.
- Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.
  !important; II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ
  !important; - Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
  !important; - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.
  !important; - Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật,…
  !important; - Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.
  !important; - Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,
  !important; - Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
  !important; - Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.
  !important; - Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.