Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Theo tổ chức Y tế thế giới tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tật và thương vong, đây là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 5 triệu trường hợp tử vong, hàng chục triệu người bị thương do tai nạn thương tích trên toàn thế giới. Mỗi năm có tới trên 1,2 triệu trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Trên 2/3 số trường hợp đó xảy ra tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trung bình mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900 ngàn trẻ em và trẻ vị thành niên thuộc tuổi học sinh bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), trong đó có 90% bị TNTT bất ngờ không chủ ý. Các TNTT này xảy ra ngay ở trường học hoặc trên đường đến trường. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tai nạn thương tích cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi. Trung bình một năm có 334.471 trường hợp trẻ em và vị thành niên mắc tai nạn thương tích và 7.187 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong trung bình/năm là 23,01/100.000 trẻ em và vị thành viên, chiếm 20,03% tổng số tử vong do TNTT trên toàn quốc. Trong đó, tử vong trẻ em nhóm 0-4 tuổi chiếm 23,65%; từ 5-9 tuổi chiếm 17,22%; từ 10-14 tuổi chiếm 18,86%; 15-19 tuổi chiếm 40,28%
Các loại hình tai nạn thương tích thường liên quan đến môi trường trường học
Lứa tuổi học sinh là nhóm tuổi rất hiếu động và thường xuyên thích khám phá, chinh phục thử thách.
Tự tử là một vấn đề luôn nóng và mang tính thời sự, ngày càng tăng, đặc biệt lực lượng tự tử đang ngày càng trẻ hóa. Ở trẻ em, nhóm tuổi 15-19 có tỷ suất tử vong do tử tự cao nhất với tỷ suất 4,4/100.000 trẻ. Như vừa rồi có 1 nam thanh niên lớp 10 vì sức ép học tập mà đã nhảy lầu tự tử một thực trạng đáng báo động.
Ngộ độc từ lâu là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong trong số các nguyên nhân gây tai nạn thương tích và để lại hậu quả cũng như di chứng lâu dài với con người. Tại Việt Nam, thống kê từ 2005-2010 cho thấy trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 1496 trường hợp ngộ độc, trong đó có khoảng 10% số trường hợp xảy ra ở nhóm trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi.
Ngã là một việc bình thường trong sự phát triển của một con người, đặc biệt đối với một đứa trẻ – học cách tập đi, chạy, nhảy, leo trèo và khám phá môi trường xung quanh. Ngã là nguyên nhân gây TNTT không tử vong lớn nhất ở trẻ em và là loại thương tích thường gặp tại trường học, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Thống kê tại hai bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và Trẻ em Hải Phòng từ tháng 7-12/2011 cho thấy trong những nguyên nhân gây TNTT té/ngã chiếm tỷ lệ cao nhất (56,31%), tai nạn giao thông (17,79%) và hóc dị vật (8,54%), bỏng (5%), ngộ độc (2,8%), đuối nước (0,82%). TNTT do ngã ở nhóm tuổi trẻ em, đặc biệt là nhóm dưới 10 tuổi, là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phải nghỉ học và điều trị ngắn ngày tại các cơ sở y tế. Mặc dù không gây ra những tổn thất lớn về người, nhưng ảnh hưởng do việc phải nghỉ học và điều trị y tế cho các trường hợp chấn thương cũng rất đáng chú ý.
Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xảy ra. Theo thống kê, hàng trăm triệu trẻ em phải đối mặt thường xuyên với lũ lụt, sạt lở đất, gió lốc và rủi ro do cháy nổ; tử vong ở trẻ em thường chiếm tới 30-50% số người chết do thiên tai; và trong thập kỷ tới, dự báo có khoảng 175 triệu trẻ em có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi năm.
Bỏng là một vấn đề nghiêm trọng đối với y tế công cộng. Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình cả nước có trên 200 trường hợp bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố nguy cơ của bỏng được xác định dựa vào nơi để các vật chứa nước nóng trong trường học, đặc biệt các trường mầm non. Tỷ suất tử vong trung bình do bỏng ở trẻ dưới 19 tuổi là 0,27/100.000 trẻ. Bỏng là nguyên nhân gây tử vong do TNTT thứ 6 ở trẻ em.
Ở Việt Nam, chó là loài động vật nuôi trong nhà thông dụng nhất (khoảng 56% ở vùng nông thôn và 23% ở thành thị). Trẻ em rất hay đến gần và chơi đùa với những động vật này. Vì vậy, chó, đặc biệt là chó chưa được tiêm phòng, có thể là những mối nguy cơ tiềm tàng với chấn thương ở trẻ em, đặc biệt với học sinh ở nông thôn nơi mà tỉ lệ tiêm vắc xin cho chó còn thấp, chỉ khoảng 40%.
Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Nhằm phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ( trong đó có phòng chống TNTT trong trường học), đã có rất nhiều chiến lược và biện pháp được đưa ra. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em có nhấn mạnh nội dung phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT) tập trung vào 3P (Protection: Bảo vệ, Provision: Cung cấp môi trường an toàn và Participation: Tham gia)
Trong báo cáo thế giới về phòng chống thương tích trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra các hướng tiếp cận chính đối với một số loại hình TNTT phổ biến ở trẻ em như về cơ sở pháp lý, cải tiến sản phẩm, cải tạo môi trường, giáo dục và phát triển kỹ năng, chăm sóc cấp cứu.
Chính vì vậy mà Liên đội trường Tiểu học Giang Biên đã có buổi sinh hoạt dưới cờ về phòng chống TNTT trong trường học. Học sinh lớp 3A1 đã học tập và sôi nổi trong việc học tập cách phòng chống TNTT trong trường học.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi sinh hoạt
xử lý tình huống đuối nước
Xử lý tình huống hỏa hoạn
Cách phòng tránh vật sắc nhọn gây ra