TÔI ĐÃ GẶP NHỮNG CHIẾN SĨ GIẢI PHÓNG VÔ SONG
Tháng 12-1969, lính lục quân Hàn Quốc Kim Jin Sun đến tham chiến tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, miền Trung Việt Nam. Tại đây, Đại úy Kim đã gặp những người mà ban đầu trong mắt ông ta, họ chỉ là những con người "đáng thương". Để rồi một năm sau, Kim "bừng tỉnh" nhận ra kẻ đáng thương chính là ông ta và các chiến hữu, khi nhúng tay vào một cuộc chiến phi nghĩa. Điều gì khiến Kim Jin Sun thay đổi?
Tháng 12-1969, lính lục quân Hàn Quốc Kim Jin Sun đến tham chiến tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, miền Trung Việt Nam. Tại đây, Đại úy Kim đã gặp những người mà ban đầu trong mắt ông ta, họ chỉ là những con người "đáng thương". Để rồi một năm sau, Kim "bừng tỉnh" nhận ra kẻ đáng thương chính là ông ta và các chiến hữu, khi nhúng tay vào một cuộc chiến phi nghĩa. Điều gì khiến Kim Jin Sun thay đổi?
Ngày 3-4-1970, đại đội lính Hàn Quốc lùng sục xung quanh sông Lu Diêm thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khi đang vượt sông và đi qua khu rừng tre, họ nghe có tiếng súng bắn ra từ phía khu rừng vốn rất yên tĩnh. Ngay lập tức đại đội vừa tiếp cận, vừa bắn tập trung vào khu vực phát ra tiếng súng. Hai lính đã bị thương. Sau khi thấy không thể tiếp cận được, chúng tôi đã dùng xe chở cối đến. Một cơn mưa đạn cối và các súng phóng lựu đạn được tuôn xối xả. Cứ liên tục như vậy, chẳng mấy chốc 7 giờ đồng hồ đã trôi qua. Chuyện gì thế này? Một đại đội mà phải giao chiến cả ngày với một nhóm quân địch...
Lo sợ nếu kéo dài thêm, Quân Giải phóng từ Căn cứ 226 có thể tấn công, Đại úy Kim Jin Sun đã dùng đến thủ đoạn cuối cùng: Đặt chắc chắn hai khẩu súng máy ở phía bờ đê và bắn cho đối phương không thể ngóc đầu lên được, trong lúc hai tên lính bò tới tiếp cận rồi xông lên tiêu diệt đối phương. Và họ đã thành công. Hình ảnh của "địch" bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như đã bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền.
Khi khám thi thể người chiến sĩ ấy, Kim Jin Sun phát hiện ở ngực anh có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: "Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi nào" bằng tiếng Việt. Hóa ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu!
Lòng dũng cảm vô song
Một hôm Kim Jin Sun định dùng một trung đội tổ chức trận phục kích quan trọng. Khoảng 19 giờ hôm đó, Quân Giải phóng dùng AK bắn vào khu rừng để kiểm tra lại lần cuối, nhưng tổ phục kích của Kim không hề bắn trả. Khoảng 20 giờ, khi người lính Việt Nam đầu tiên xuất hiện, tổ phục kích cho nổ mìn clây-mo. Một lần nữa, Đại úy Kim được chứng kiến tinh thần chiến đấu ngoan cường của Quân Giải phóng. Một trung úy bị chết do mìn clây-mo. Nhưng người lính đó chết trong tư thế ôm một quả lựu đạn đã rút chốt vào ngực với ý định giết tổ phục kích đến kiểm tra xác chết. Không hiểu con người lúc gần chết trong đau đớn tột cùng như vậy có khả năng rút chốt lựu đạn ôm vào người rồi mới chết như vậy không? Chỉ cần lay nhẹ người một chút là bản thân sẽ bị tan xác ngay tại chỗ cơ mà... Để làm được điều này, cần phải có một tinh thần dũng cảm vô song.
Trong khi tiến hành bình định, quân Hàn Quốc nhận được sự chi viện của hai đại đội truy lùng của tiểu đoàn Mỹ và một đại đội quân ngụy Sài Gòn. Một hôm, trên đường đi tuần sát, ngẫu nhiên họ ghé vào nhà xã trưởng phụ trách an ninh. Tại đó, Kim thấy một cậu bé chăn trâu mặt sưng húp, chân thì cuốn băng do bị xã trưởng đánh. Xã trưởng giải thích rằng cậu ta đã ném lựu đạn vào căn cứ quân đội Việt Nam Cộng hòa và bỏ chạy, nhưng đã bị bắt. Ông xã trưởng có thâm thù với những người cộng sản nên rất căm thù cậu bé này. Thẩm vấn mãi mà cậu không khai nên ông ta đã dùng đến đòn vọt. Đòn vọt cũng không xong, cuối cùng ông ta lấy súng bắn nát chân cậu bé. Kim đã đề nghị ông xã trưởng giao cậu ta cho mình và đưa về căn cứ.
Thời đó mỗi khi bị bắt, lính Mỹ hoặc lính Việt Nam Cộng hòa dọa sẽ giao cho lính Hàn Quốc thì tù binh, nếu hèn nhát sẽ khai báo thành khẩn ngay. Nghe như vậy cũng đủ biết lính Hàn Quốc đáng sợ đến mức nào.
Trên đường dẫn cậu bé trông chưa đến 16 tuổi ấy về căn cứ, Kim tự hỏi: "Tại sao một đứa bé lại có thể làm những việc như vậy? Phải chăng nó cho rằng Việt cộng mạnh hơn? Trong gia đình cậu ta có người đã chết trong cuộc chiến tranh? Hay cậu bé bị Việt cộng dùng tiền mua chuộc? Và ông ta bắt đầu thẩm vấn cậu bé một cách thật hệ thống và khoa học.
Tôi chia quá trình thẩm vấn làm 3 giai đoạn, bao gồm "bỏ mặc hoàn toàn", "hình phạt nặng" và sau cùng là "thuần hóa bằng tình cảm". Tôi thả cho cậu bé tự do trong đại đội nhưng ra lệnh bất kỳ ai cũng không được tỏ ra quan tâm đến cậu ta. Mấy ngày sau tôi bắt đầu giai đoạn 2, lúc này nếu phát hiện thấy nói dối là tôi dùng hình phạt rất nặng như treo người lên xà nhà. Thế mà cậu ta vẫn nhất quyết không chịu tiết lộ bí mật. Tôi nói là nếu tiết lộ căn cứ hoặc con đường đi lại của Việt cộng thì tôi sẽ cho 5 vạn đồng, nhưng cậu bé vẫn không chịu.
Người sĩ quan giải phóng kỳ lạ
Khi đến thăm lính bị thương tại Bệnh viện 106, Đại úy Kim Jin Sun được biết người lính giải phóng bị bắt làm tù binh trong trận phục kích tại làng Thuần Phong của đơn vị ông ta cũng nằm trong bệnh viện này. Theo kết quả thẩm vấn của các chuyên gia phía bên kia thì anh đã nói dối mình là lính cứu thương. Vì tò mò, Kim đã ghé qua phòng dành cho tù binh và được biết người tù binh ấy là chính trị viên kiêm đại đội phó của một đại đội đặc công.
Khi tôi bước vào phòng, anh ta đón tôi với một thái độ bình tĩnh. Mặc dù anh ta là đối phương, nhưng trước sự bình thản của người lính giải phóng, tôi rất cảm phục. Tôi hỏi:
- Có biết tôi là ai không?
- Tất nhiên rồi. Đại úy Kim, Đại đội trưởng Đại đội 11.
- Sao anh biết rõ tôi như vậy?
- Tôi đã nhìn thấy ông 4 lần rồi.
- Nếu vậy thì trước đây anh đã thấy tôi rồi ư?
- Một lần tôi trông thấy trong làng, một lần trông thấy ông đang luyện bắn cho binh sĩ trong rừng tre cạnh trường bắn của Đại đội 11.
- Thế sao anh không giết tôi?
- Đại đội 11 của ông phục kích chặn hết đường đi của chúng tôi, duy chỉ có cánh rừng đó là còn sử dụng được. Nếu nổ súng trong khu rừng đó, chúng tôi bị lộ.
Với Kim, thông tin đó như sét đánh ngang tai. Con đường mà người lính nói tới đó nằm ngay cạnh trường bắn của đại đội. Kim không thể tưởng tượng được Quân Giải phóng lại sử dụng nó là tuyến đường đi lại. Về sau Kim cho lính nhiều lần phục kích tại khu rừng tre nhưng không có kết quả. Đã vậy, sau đó còn xảy ra việc bắn nhầm vào một đơn vị Việt Nam Cộng hòa làm thiệt hại nặng đơn vị này. Bây giờ, khi đã hiểu Việt Nam, tôi mới biết đó là một sai lầm: Người lính Giải phóng đó không bao giờ nói bí mật ấy nếu như con đường vẫn được sử dụng.
Tinh thần đấu tranh của người phụ nữ Việt Nam
Theo điều tra, tại đại đội của Kim Jin Sun, trong khu vực trách nhiệm chiến thuật luôn có 4 cô gái làm nhiệm vụ trinh sát cho Việt Minh. Trong khi phục kích ở núi Đầu Voi, đại đội lính Hàn Quốc đã nhìn thấy một cô gái trong chiếc áo dài đỏ đi ngang qua. Lúc đó tại khu vực đang có chiến dịch quy mô lớn với tên gọi "Mãnh Hổ". Và chắc chắn trong khu núi đó có căn cứ của Quân Giải phóng. Binh lính do mong chờ cô gái xinh đẹp tuyệt vời đó sẽ quay lại con đường này dẫn theo "Việt cộng" nên đã để cho cô gái cứ thế đi qua. Nhưng cuối cùng thì cả người đẹp đó lẫn "Việt cộng" không xuất hiện. Nên lần khác, có cô gái trẻ đi qua, họ đã không ngần ngại giữ lại. Cô gái mà chúng tôi bắt được trong khi đang ở khu vực hoạt động của Việt cộng, nhưng vẫn nhất mực kêu là dân lương thiện. Binh lính đã lột quần áo cô ta, nhốt vào căn cứ trên điểm cao 166 mà không khai thác được gì.
Sau khi Kim về nước, Quân Giải phóng đã dụ đại đội ông vào ổ phục kích. Người đảm đương nhiệm vụ kéo đại đội tôi vào ổ phục kích cũng là một cô gái. Lúc cả đại đội hô "bắt lấy tên Việt cộng gái kia" và đuổi theo cũng là lúc cả đại đội rơi vào ổ phục kích. Một trung đội đã tử trận.
Lính cộng sản người ta như thế, 1 người 1 súng chặn cả đội quân, chả như cái lực lượng nào, súng ống xềnh xàng mà chạy rẽ cả đất, chạy rạch cả biển, còn nữa, ngay cả 1 thằng bé cộng sản cũng biết thế nào là liêm sĩ, cho 5 vạn đồng để bán đứng quân giải phóng nhất quyết không làm, còn như cái quân lực nào đó, chỉ cần 3 triệu đồng thì cả tổng thống nó cũng cho đi bán muối được, Level khác biệt thế bảo sao thua.