Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh, 1 số điều thú vị về ông già Noel.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.
Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.
Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
.
Ý nghĩa từ “Merry Christmas”
Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.
Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.
Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.
Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!
Một số sự thật thú vị về ông già Noel:
Quê hương của ông già Noel ở đâu?
Truyền thuyết kể lại rằng, Ông già Tuyết đầu tiên sống trên ngọn núi có hình lỗ tai phía Đông Lapland , trong rặng núi Korvatunturi vào những năm 1920 cùng với những chú lùn nên ông có thể nghe được hết mọi điều ước của trẻ em trên thế giới.
Thành phố Rovanimei, thủ phủ của vùng Lapland được xem là "quê" của ông già Noel. Làng nằm gần vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông. Ngôi làng có rất nhiều điểm thăm quan như văn phòng ông già Noel, nơi ở của các chú lùn, bưu điện ông già Noel, lò bánh Giáng sinh… Mọi hoạt động trong làng rất sôi động và chào đón hàng trăm ngàn khách du lịch đến thăm vào mỗi dịp Giáng Sinh.
Tại sao ông già Noel mặc bộ đồ màu đỏ?
Trong lịch sử văn học, ông già Noel từng được gắn với bộ y phục màu xanh vì người phương Tây cho rằng, đó là màu báo hiệu mùa xuân đến; cho cây cối, gia súc sinh sôi, nảy nở.
Năm 1930, CocaCola đã chọn Ông già Noel làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo mùa Giáng Sinh năm đó của hãng. Thời điểm đấy, Ông già Noel chưa thực sự nổi tiếng. Để quảng bá thương hiệu, CocaCola tạo nên một Ông già Noel mặc áo đỏ, màu truyền thống của hãng, vui vẻ cầm trên tay chai CocaCola.
Thật không ngờ, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ủng hộ hơn. Và cứ thế, năm này qua năm khác, CocaCola lại tiếp tục duy trì và đánh bóng một hình ảnh Ông già Noel mặc áo đỏ trắng.
Tại sao ông già Noel lại chui vào từ ống khói?Truyền thống Ông già Noel chui ống khói vào nhà tặng quà cho các em bé phổ biến ở nhiều nước châu Âu. Theo truyền thống ở Bắc Âu khi chưa có Thiên chúa giáo, thần Odin thường vào nhà qua ống khói và bếp lửa vào ngày hạ chí. Trong truyện dân gian Befana của người Ý, phù thủy tặng quà bị bụi than phủ khắp người vì chui qua ống khói vào nhà tặng quà cho trẻ em.
Trong câu chuyện về Thánh Nicholas, vị thánh này ném đồng tiền qua cửa sổ, và phiên bản sau đó là chui qua ống khói khi ông thấy cửa sổ bị khóa. Trong bức tranh Ngày lễ thánh Nicholas của họa sĩ người Hà Lan Jan Steen, nhiều người lớn và trẻ nhỏ ngước lên nhìn ống khói với khuôn mặt chờ đợi háo hức, trong khi những đứa trẻ khác chơi đồ chơi vui vẻ.