Việt Nam - dải đất hình chữ S với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, nước ta không chỉ có một bề dày lịch sử lâu đời mà còn là nơi lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa quý báu.
Trước yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, từ năm 2005, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23 - 11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam nhằm “phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam”. Trải qua 9 lần tổ chức, ngày di sản văn hóa Việt Nam hàng năm thực sự trở thành ngày hội lớn thắp sáng ngọn lửa văn hóa dân tộc trong trái tim của 90 triệu người dân Việt Nam.
Việ tNamđược thế giới biết đến như một "quốc gia Di sản”, với nhiều di sản vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận. Cùng đó, chúng ta có nhiều Di sản cấp quốc gia, nhiều hơn nữa Di sản cấp tỉnh/thành phố; kể cả những di sản chưa được công nhận nhưng đã khẳng định được sức sống trong cộng đồng: "Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Ở ViệtNam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số các di sản văn hóa đó nước ta rất vinh dự và tự hào khi có tới 14 di sản văn hóa được UNESCO bình chọn là di sản văn hóa thế giới:
1. Quần thể di tích cồ đô Huế (Thừa thiên Huế) được công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993
2. Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và năm 2000.
3. Phố cổ Hội An (Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999
4. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999
5. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003
6. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) công nhận vào năm 2010
7. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) công nhận năm 2011.
8. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa thiên Huế) công nhận vào 11/2003
9. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận năm 2005 là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
10. Dân ca quan họ Bắc Ninh, được công nhận ngày 30/9/2009 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
11. Ca trù (hát ả đào, hát cô đầu), ngày 1/1/2009, được UNESCO ghi danh vào Danh sách văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp.
12. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được công nhận năm 2010 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
13. Hát Xoan ( Phú thọ) được công nhận vào tháng 11/2011 là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp.
14. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận vào tháng 12/2012 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại .
Không chỉ có những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận mà hiện nay Việt Nam có hơn 4 vạn di tích di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên khắp các vùng miền của Tổ Quốc. Thu hút một lượng lớn khách tham quan, du lịch trong nước và Quốc tế!
Tóm lại, những di sản văn hóa không chỉ là viên ngọc quý của dân tộc mà còn là tài sản chung của nhân loại .Những vẻ đẹp của các di sản không thể tồn tại bền lâu và vĩnh cửu, không chỉ riêng đối với các di sản được vinh danh mà còn tất cả các di sản trên toàn quốc. Do đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phải được hết sức coi trọng.Bởi vì đó là văn hóa, văn hiến và cốt lõi dân tộc. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về ban quản lí các khu di sản mà là của toàn thể dân tộc trong đó có cả các em học sinh - thế hệ tương lai của Đất nước. Các em có quyền tự hào về truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước đồng thời phải có trách nhiệm ra sức học hỏi để hiểu biết sâu sắc lịch sử văn hóa dân tộc nói chung cũng như lịch sử văn hóa của Thủ Đô Hà Nội và Quận Long Biên nói riêng, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ bản sắc tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để những di sản vô giá của Việt Nam trường tồn cùng thời gian và có thật nhiều di sản Việt Nam nối dài danh sách di sản thế giới và hơn hết là khẳng định sức sống trong cộng đồng.
Ba Ly
Ảnh: Học sinh trường Tiểu học Giang Biên tham quan di tích lịch sử Đình Lệ Mật- Long Biên- Hà Nội