Lựa chọn SGK Âm nhạc lớp 2: Kết nối tri thức với cuộc sống - Trường Tiểu học
Giang Biên tham gia tập huấn sử dụng sách
Nhằm giúp cho các giáo viên Âm nhạc Tiểu học hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện hiệu quả dạy học môn Âm nhạc theo sách giáo khoa Âm nhạc 2 mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên Âm nhạc lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Sáng ngày 15/06/2021, trường Tiểu học Giang Biên đã tham dự buổi tập huấn SGK Âm nhạc lớp 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống do nhóm tác giả: Hoàng Long – Đỗ thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) biên soạn. Buổi tập huấn trực tuyến được thầy Hoàng Long chủ trì đã thu hút được sự quan tâm của nhiều giáo viên âm nhạc từ các quận huyện trong TP Hà Nội.
Tham gia buổi tập huấn gồm cô Trần Thị Thanh Hương – Phó Hiệu trưởng nhà trường và cô Vũ Kim Dung – GV Âm nhạc.
MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG BUỔI TẬP HUẤN
1. Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc 2
Thầy Hoàng Long giới thiệu về nội dung chương trình sách Âm nhạc 2
1.1. Quan điểm biên soạn SGK môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng.
- Bám sát CTGDPT môn Âm nhạc2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- Kế thừa những nội dung phù hợp của tài liệu và phương pháp dạy hát lớp 2 hiện hành.
- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện dạy vàhọc ở các địa phương,vùng miền khác.
- Bám sát các tiêu chuẩn biên soạn mới theo TT số 33/2017của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2017 và05/ 2019/ TT- BGD ban hành về thiết bị học liệu tối thiểu cho lớp 2.
- Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực âm nhạc của cá nhân, trên cơ sở cùng học, cùng hợp tác và “ Kết nối tri thức với cuộc sống”.
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 2
1.2.1. Đổi mới về mục tiêu:
Âm nhạc 2 bám sát chương trình mới 2018, khi tiếp cận và vận dụng, sách có độ mở nhất định nhưng đảm bảo đầy đủ kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của chương trình.
Nội dung sách nhẹ nhàng, hấp dẫn, phù hợp với việc dạy học đại trà. Các bài học được thiết kế theo chủ đề, trong đó bài hát là trung tâm. Tích cực hóa việc học tập của HS thông qua các hoạt động: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng/sáng tạo. Vận dụng giáo dục tích hợp tronnội bộmôn học và liên môn.
Nối tiếp Âm nhạc 1, SGK Âm nhạc 2 đem đến cho HS những kiến thức và trải nghiệm ban đầu về nghệ thuật âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, góp phần giáo dục và phát triển thẩm mĩ nghệ thuật, thẩm mĩ âm nhạc, đáp ứng những yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Từ mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình âm nhạc lớp 2, sách đã cụ thể hóa thành nội dung học tập và các hoạt động.
Sách được trình bày theo 8 chủ đề, mỗi chủ đề có 1 bài hát và các nội dung như: Nghe nhạc; Tập đọc cao độ, bài tập tiết tấu, bài đọc nhạc; Giới thiệu nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc… Các bài hát được chọn lọc cho HS học phù hợp với độ tuổi, gồm bài hát thiếu nhi, nhạc nước ngoài, dân ca VN. Giai điệu các bài hát vui tươi, trong sáng, dễ học, dễ nhớ, nội dung các bài hát đa dạng, có tính giáo dục cao.
SGK Âm nhạc 2 được trình bày và minh họa đẹp, bắt mắt, hình vẽ sinh động, gần gũi với tâm lí trẻ thơ, mang đến cho HS niềm vui, sự thích thú, hào hứng khi học môn Âm nhạc. Điểm mới ở nội dung Nhạc cụ trong SGK ÂN 2 đó là:
- Nội dung học Nhạc cụ Song loan bắt đầu từ chủ đề 2
- Phần luyện gõ hình tiết tấu đã có sự kết hợp của hai nhạc cụ
Quy trình dạy nội dung Nhạc cụ ở SGK Âm nhac 2 vẫn triển khai như hướng dẫn ở SGK Âm nhạc 1, cụ thể bao gồm các bước sau:
1. Giới thiệu nhạc cụ: giới thiệu tên, cấu trúc chung, chất liệu, cách chơi
2. Gõ theo hình tiết tấu: Yêu cầu HS nắm được cách chơi nhạc cụ, biết vận dụng gõ theo hình tiết tấu sẽ gắn với yêu cầu gõ đệm cho bài hát ở mục 3
3. Hát kết hợp gõ đệm theo hình tiết tấu HS luyện tập hình tiết tấu đệm cho bài hát ở chủ đề đã được học thuộc.
1.2.2. Đổi mới về nội dung
Sách được trình bày theo 8 chủ đề, mỗi chủ đề có 1 bài hát và các nội dung như: Nghe nhạc; Tập đọc cao độ, bài tập tiết tấu, bài đọc nhạc; Giới thiệu nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc… Các bài hát được chọn lọc cho HS học phù hợp với độ tuổi, gồm bài hát thiếu nhi, nhạc nước ngoài, dân ca VN. Giai điệu các bài hát vui tươi, trong sáng, dễ học, dễ nhớ, nội dung các bài hát đa dạng, có tính giáo dục cao.
SGK Âm nhạc 2 được trình bày và minh họa đẹp, bắt mắt, hình vẽ sinh động, gần gũi với tâm lí trẻ thơ, mang đến cho HS niềm vui, sự thích thú hào hứng khi học môn Âm nhạc.
1.2.3. Đổi mới về phương pháp dạy học
Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
1.2.4. Đổi mới về đánh giá
Việc đánh giá trong SGK Âm nhạc 2 được định hướng nhằm:
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về các năng lực thẩm mĩ, các phẩm chất cần hình thành ở HS thông qua các hoạt động.
- Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục.
- Giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ HS tham gia vào đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
2.1. Cấu trúc sách giáo khoa Âm nhạc 2
Mỗi chủ đề của sách giáo khoa Âm nhạc 2 dự kiến 4 tiết x 8 chủ đề = 32 tiết, cộng với 3 tiết kiểm tra đánh giá; Như vậy, sẽ đảm bảo tổng thời lượng là 35 tiết theo qui định của chương trình. Ở chủ đề 4 và 8, ngoài nội dung mới còn kết hợp phần ôn tập để đánh giá HKI và cuối năm
2.2. Cấu trúc chủ đề/bài học trong sách giáo khoa Âm nhạc 2
2.2.1. Đặc điểm của cấu trúc chủ đề, bài học
Cấu trúc bài trong sách Âm nhạc 2
2.2.2. Một số chủ đề/bài học đặc trưng trong môn Âm nhạc lớp 2
Cấu trúc đề trong sách Âm nhạc 2
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Âm nhạc theo Chương trình mới
Ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống, các qui trình, các phương pháp đặc thù của bộ môn, khi dạy hát, GV cần chủ động, sáng tạo khi thiết kế và tổ chức các hoạt động học hát theo hệ thống câu lệnh và câu hỏi ở từng bài hát/ chủ đề sao cho mỗi bài học đều mang đến cho HS những trải nghiệm và cảm xúc mới lạ.
GV cần lưu ý phân hoá khả năng của HS để đưa ra các yêu cầu/ nhiệm vụ phù hợp trong khi dạy hát. Dần dần giúp HS tự tin và phát triển năng lực thể hiện, cảm thụ và sáng tạo âm nhạc trong khi học hát theo tố chất của mình. Với các HS có tố chất và khả năng về giọng hát, GV cũng cần thiết kế các bài tập mở rộng/ tích hợp để tạo cơ hội cho HS được rèn luyện và phát triển năng lực âm nhạc của cá nhân.
GV cần khai thác và kết hợp hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS dần hình thành khả năng đọc sách, tự tìm hiểu và khá phá bài học, học tích cực, học hợp tác, biết chia sẻ, hỗ trợ nhau trong luyện tập và biểu diễn các bài hát.
Qua buổi tập huấn, nhà trường nhận thấy Sách Âm nhạc 2- Kết nối tri thức với cuộc sống có những điểm mới thể hiện rõ nét đặc trưng của SGK dạy ngôn ngữ tạo hình, thị hiếu thẩm mĩ, tư duy sáng tạo theo mô hình phát triển phẩm chất năng lực cho người học. Cùng với việc lựa chọn bộ sách phù hợp, GV bộ môn đã nắm vững những nội dung kiến thức được đổi mới, tích hợp theo chủ đề, sử dụng hình thức dạy linh hoạt, chú trọng ngữ liệu gần gũi với cuộc sống, nhà trường cũng đã có phòng Âm nhạc rộng rãi, đầy đủ nhạc cụ, đảm bảo cho học sinh được thực hành thường xuyên. Với tất cả sự chuẩn bị chu đáo cho việc thay đổi chương trình SGK lớp 2, trường Tiểu học Giang Biên tin rằng các con học sinh sẽ những tiết học Âm nhạc sôi nổi, hào hứng, góp phần bồi dưỡng, phát triển đời sống tinh thần cho các bạn nhỏ, giúp các con có cuộc sống tinh thần cân bằng và hạnh phúc.