Mùa mưa đến thường là lúc muỗi phát triển sinh sôi nảy nở, cũng thường là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết.
Lớp 3A1 tham gia buổi tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết của nhà trường phát động.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh, truyền từ người bệnh sang người lành. Bệnh xảy ra quanh năm, ở hầu hết các tỉnh/thành phố và phát triển nhiều nhất vào mùa mưa. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu.
Và sau đây là những điều cần biết khi chúng ta mắc bệnh SXH:
- Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ. Khi chúng ta mắc bệnh SXH những dấu hiệu bệnh như:
- Sốt cao ngay từ đầu (39 độ trở lên).
- Buồn nôn, đau bụng, xuyết huyết tiêu hoá, đi cầu phân đen, mệt mỏi vật vã, chảy máu mũi ói ra máu, cháy máu răng và ko thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, xem TV, đọc sách báo....
- Khi có các triệu chứng trên cách điều trị là chúng ta uống nhiều nước (tối thiếu 2-2,5l/ngày); tránh uống các nước có ga, nước trái cây sẫm màu như củ dền, dưa hấu; và phải ăn những món ăn loãng như cháo, súp; chườm khăn, lau người để hạ nhiệt, làm mát cơ thể.
- Tránh tuỳ tiện sử dụng các loại thuốc hạ sốt và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nằm viện nếu có yêu cầu và k tự ý về nhà điều trị.
Để phòng tránh bệnh SXH chúng ta cần có các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên dọn dẹp quanh nhà, ko để ao tù nước đọng, mắc màn khi đi ngủ, dùng thuốc xịt hương, nhang chống muỗi và khi ra ngoài: mặc áo dài tay, bôi thuốc chống muỗi.
* Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất
huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”.