1. Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là gì?
Câu mệnh lệnh (imperative clauses) là loại câu dùng để đưa ra yêu cầu, chỉ thị, hướng dẫn, đề nghị hoặc cảnh báo người nghe về một hành động cần phải thực hiện ngay lập tức. Câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm (.) hoặc dấu chấm than (!) tùy vào ngữ cảnh và cách truyền đạt của người nói.
Thực chất, câu mệnh lệnh là câu nói yêu cầu ai đó phải làm điều gì đó. “Ai đó” không nhất thiết phải là một người. Ví dụ khi yêu cầu việc gì đó với trợ lý ảo như Alexa và Google Assistant, bạn đang sử dụng các câu mệnh lệnh. Tương tự, khi bạn bảo chó của mình “ngồi”, “đứng yên” hoặc “chạy”, bạn đang nói bằng câu mệnh lệnh.
Dưới đây là vài ví dụ về câu mệnh lệnh:
• Remember to clean the garbage today. (Hãy nhớ dọn rác trong hôm nay).
• Tell me if I should go to Japan or Korea for my summer vacation (Cho tôi biết tôi nên đi Nhật hay Hàn Quốc vào kỳ nghỉ hè).
• Leave the book on the table (Hãy để quyển sách trên bàn).
2. Phân loại các câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
1. Câu mệnh lệnh trực tiếp
Câu mệnh lệnh trực tiếp có rất nhiều dạng để bạn sử dụng tùy theo ngữ cảnh phù hợp: câu mệnh lệnh khẳng định, câu mệnh lệnh phủ định, câu mệnh lệnh nghi vấn. Câu mệnh lệnh thường được dùng với từ “please”: để mang ý nghĩa lịch sự, đưa ra yêu cầu nhưng không bị nặng nề.
Các câu mệnh lệnh, yêu cầu không chỉ định chủ thể là câu để đưa ra yêu cầu hoặc mệnh lệnh trực tiếp không cần chủ ngữ, chỉ cần một động từ nguyên thể khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó. Chủ thể ở đây có thể được ngầm hiểu là người nghe, người đối diện trong cuộc hội thoại (một hoặc nhiều người).
Ví dụ:
• Put your phone away. (Bạn nên đặt điện thoại xuống)
• Join me in the study. (Tham gia nghiên cứu cùng tôi)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định là câu mệnh lệnh có đối tượng chỉ định rõ ràng.
Ví dụ:
• Ron! Go back to school (Ron! Hãy quay lại trường học)
• John from class 8B, go to the principal’s office (John lớp 8B, lên phòng hiệu trưởng)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng phủ định là câu yêu cầu người nghe không được làm điều gì đó. Giống như các ví dụ trên được dùng ở thể khẳng định, dạng phủ định cũng có thể được dùng trong câu mệnh lệnh, yêu cầu có chỉ định chủ thể hoặc không chỉ định chủ thể.
Ví dụ:
• Do not smoking! (Cấm hút thuốc)
• Never judge someone before knowing their story. (Đừng bao giờ phán xét ai đó trước khi biết câu chuyện của họ)
• Harry! Stop making that noise. (Harry! Đừng làm ồn nữa)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng nghi vấn là câu khi đưa ra yêu cầu, người sử dụng thường đặt ra câu hỏi để tránh tạo áp lực với người nghe. Các động từ tình thái thường được sử dụng trong câu như: can, could, may, would, will…
Ví dụ:
• Could you join me in the study? (Bạn có thể tham gia nghiên cứu với tôi không?)
• Can you show me how to write the essay? (Bạn có thể chỉ cho tôi làm thế nào để viết bài luận không?)
Trong giao tiếp, câu mệnh lệnh có thể sử dụng với từ “please” để mang ý nghĩa lịch sự. “Please” có thể được dùng ở đầu câu, trong câu hoặc cuối câu. Ví dụ:
• Please check the exam! (Vui lòng kiểm tra bài kiểm tra này!)
• Would you help me carry these books, please? (Bạn có thể vui lòng mang những cuốn sách này giúp tôi chứ?)
• Would you please take off your shoes? (Bạn vui lòng có thể cởi giày ra được không?)
2. Câu mệnh lệnh gián tiếp
Câu mệnh lệnh gián tiếp là câu tường thuật sử dụng các động từ ask, tell, order có ý nghĩa yêu cầu, đề nghị người nghe làm một việc nào đó. Câu mệnh lệnh gián tiếp có 2 dạng khẳng định và phủ định.
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định yêu cầu người nghe làm việc gì đó.
Công thức: S + ask/order/tell + O + to V
Ví dụ:
• My father told me to clean my room. (Cha tôi yêu cầu tôi dọn dẹp phòng của tôi).
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định là câu mệnh lệnh không muốn người nghe làm việc gì đó.
Công thức: S + ask/order/tell + O + not + to V
Ví dụ:
• I told you not to play with him. (Tôi đã nói với bạn đừng chơi với anh ta).
3. Câu mệnh lệnh điều kiện
Hầu hết các ví dụ ở trên là câu đơn giản, chỉ có một mệnh đề, nhưng đừng cho rằng câu mệnh lệnh đều ngắn gọn như vậy. Một câu mệnh lệnh có thể có nhiều mệnh đề và trong nhiều trường hợp, các câu có nhiều mệnh đề này là các câu điều kiện.
Một câu điều kiện sẽ cho thấy nguyên nhân và tác động của nó (đảm bảo, có khả năng hoặc thậm chí không có khả năng). Hãy xem những ví dụ về câu mệnh lệnh điều kiện sau đây:
• If you miss the bus, call a Grab. (Nếu bạn trễ chuyến xe buýt, hãy gọi một cuốc Grab).
• When you hear your name, raise your hand. (Khi bạn nghe tên của bạn, hãy giơ tay).
4. Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng các động từ mệnh lệnh
Hầu hết các câu mệnh lệnh đều bắt đầu bằng động từ mệnh lệnh. Các động từ mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh như: let, do, follow, go, walk, stop, run, understand, spoil… Động từ mệnh lệnh là dạng nguyên thể của động từ, khi được theo sau bởi các đối tượng trong câu của chúng, tạo thành câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
• Follow me! (Đi theo tôi!)
• Go back to school (Quay trở lại trường học).
• Walk on the right side of the pathway (Đi bên phải đường đi).
• Let her go (Hãy để cô ấy đi).
• Do not smoking (Không được hút thuốc)
Như bạn có thể thấy, động từ thường đứng đầu trong một câu mệnh lệnh. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng.
• Make sure you understand why we do this exercise. (Hãy đảm bảo bạn hiểu tại sao chúng tôi làm bài tập này).
• Please don’t spoil the movie. (Xin đừng tiết lộ bộ nội dung phim).
Trong một số ngữ cảnh phù hợp, động từ mệnh lệnh là toàn bộ câu mệnh lệnh:
• Stop! (Dừng lại ngay!)
• Run! (Chạy ngay đi!)