Thực hiện KH số 219/ KH UBND của UBND quận Long Biên, trường TH Giang Biên triển khai tuyên truyền, hướng dẫn kĩ thuật phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên năm 2024!
Như chúng ta đã biết, Rác hữu cơ những phần thực phẩm thừa, cá thịt….. hay các loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày. Rác vô cơ những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế nếu chúng ta chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau Rác vô cơ mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.
Căn cứ Văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, UBND quận Long Biên thống nhất 03 nhóm chất thải rắn cần phân loại tại hộ gia đình như sau:
- Nhóm 1: Nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng, bao gồm các loại: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, vải, đồ da, gỗ, các thiết bị điện, điện tử thải bỏ.
- Nhóm 2: Nhóm chất thải thực phẩm, gồm thức ăn thừa, các loại rau, củ, quả, phần thải bỏ sau khi chế biến thức ăn.
- Nhóm 3: Các loại chất thải khác, gồm:
+ Chất thải nguy hại: bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, bình gas mini, sơn, mực, giẻ lau, găng tay dính dầu, hóa chất, kim tiêm, khẩu trang, băng bông y tế, các loại bóng đèn huỳnh quang, thủy tinh hoạt tính, nhiệt kế, pin, ắc quy thải...
+ Chất thải cồng kềnh: tủ, nệm, sofa, khung cửa, cánh cửa, cành cây...
+ Các loại chất thải khác: tã, bỉm, giấy vệ sinh, khăn giấy, bông tăm, đầu mẩu thuốc lá, các loại vỏ hạt, bã trà, cà phê, phân động vật cảnh...
Từ 3 nhóm chất thải đã phân loại, khuyến khích các hộ gia đình tái chế, tái sử dụng đối với các chất thải từ nhóm 1 và 2. Đối với chất thải nhóm 3 sẽ được thu gom, giảm thể tích để chuyển giao cho các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận.
Thực tế hiện nay Rác thải chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người.
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác bao gồm: thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi hoặc thùng rác mà không cần biết trong đó Rác thải có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.